Tuesday, August 28, 2012

Homestay đồng bằng

Homestay (nghỉ tại nhà dân) là loại hình du lịch đang phát triển khá mạnh ở các tỉnh thành ĐBSCL, được nhiều du khách quốc tế thích thú. Tuy nhiên, để nhân rộng và phát triển loại hình du lịch này, vẫn còn nhiều việc phải làm.
Tây ở nhà ta
Phà cập cù lao ông Hổ (TP Long Xuyên, tỉnh An Giang), những nhà bè nối nhau dập dềnh theo sóng. Đoàn khách theo chân hướng dẫn viên tỏa về các nhà dân. Bữa chiều tổ chức tiệc trong vườn sơri kéo dài đến tối. “Người ta đi du lịch nhận phòng còn mình… nhận giường”, anh bạn hóm hỉnh. 7 giường đơn và đôi xếp kề nhau nằm trọn bên trái căn nhà vách gỗ khá rộng của anh Nguyễn Phước Hoàng (Sáu Hoàng). Tắm rửa xong, cả chủ và khách ngồi bên chiếc bàn tròn tâm sự. Từ chuyện những cây sao cao hàng chục mét, thẳng băng quá nhiều ở đất này, chưa đến Trung thu lại lặt lá mai sớm, bàn thờ sao có những 3 tầng (thiên, địa, nhân), cải thiện giống cây, thiết kế lại vườn rồi vươn sang cả chuyện chiến sự quốc tế…
Anh Sáu Hoàng, người ốm, dáng vẻ hiền lành cho biết, nhà anh có 3 thế hệ 8 người cùng sống, tham gia kinh doanh homestay đã hơn 5 năm. Anh kể: “Gần đây, loại hình du lịch “3 cùng” với dân phát triển mạnh. Chủ yếu là khách nước ngoài và họ rất thích không khí trong lành, thoáng mát. Hơn nữa dân mình lại thân thiện, hiếu khách. Hầu hết gia chủ tận dụng không gian, người nhà sẵn có để tiện bề kinh doanh”.
Anh Sáu Hoàng kể tiếp, khách rất ngỡ ngàng khi chứng kiến trẻ em cắp sách đến trường nhiều đến vậy ở một đất nước từng trải qua chiến tranh, chia cắt. Đêm gió cù lao sông Hậu ùa vào hàng ba nơi khách ngủ, mát lạnh.
Trong khu vườn giăng mắc đầy võng của anh Ba Hùng tại cù lao An Bình (Long Hồ – Vĩnh Long), 3-4 thanh niên Pháp vừa ăn sáng xong trở về phòng. Đó là một phòng tập thể dành cho khoảng chục khách, vách lửng, giường cây ghế gỗ. 6 phòng đôi (2 người/phòng) cũng được dựng bằng vật liệu tại chỗ. Gia chủ nói, Vĩnh Long có hơn 20 điểm homestay, hầu hết tập trung ở cù lao này. Điểm của ông chỉ nhận khách từ các công ty lữ hành, mỗi ngày khoảng 40-50 khách với giá 15 USD/khách/ngày đêm; miễn phí ăn sáng, internet, xe đạp…
Cách đó không xa là điểm “Út Trinh”. Nắm bắt được xu hướng homestay sẽ phát triển nên hai vợ chồng nguyên là hướng dẫn viên du lịch này bỏ ra hơn 3 tỷ đồng xây mới hoàn toàn 7 phòng khách lớn nhỏ, vườn cây đa dạng với thanh long, bưởi, nhãn, chôm chôm…
Giá rẻ (chỉ từ 15 – 40 USD/người/ngày đêm tùy ở nhà cổ hay nhà vườn), gần gũi thiên nhiên, được hòa vào cuộc sống người dân khiến lượng khách homestay đổ về đồng bằng ngày càng cao. Nắm bắt cơ hội, các đơn vị lữ hành Sài Gòn Tourist, Vietravel, Fiditour, Bến Thành tour… đang triển khai khá mạnh loại hình này. Chỉ từ tháng 10-2010 đến cuối năm 2011, lượng khách homestay đến phường An Bình (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) tăng lên ít nhất 3%. Tại Vĩnh Long, năm 2010, số lượng khách nghỉ đêm tại các điểm homestay chiếm hơn 40% tổng số khách quốc tế và ngày càng gia tăng.
Trải nghiệm chiều sâu văn hóa
Ở cù lao An Bình có sản phẩm du lịch rất độc chiêu: nền nhà vẩy rồng. Nền đất mấp mô, nổi cục mà theo anh Nguyễn Văn Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch Vĩnh Long, giải thích: “Theo quan niệm dân gian, như vậy là ông bà cho con cháu hưởng lộc, gia chủ làm ăn hanh thông, phát tài. Trên 60% lượng khách đến vì sự độc đáo này”.
Từ thuở sơ khai, “Cái Bè Dinh” đã vang danh khắp Nam bộ. Ngày nay, Cái Bè (Tiền Giang) còn là điểm nhấn du lịch quan trọng trong vùng. Làng cổ Đông Hòa Hiệp thu hút du khách nhiều nhất bởi những kiến trúc cổ hàng trăm năm. Nhà cổ của ông Phan Văn Đức lưu giữ những bản sắc phong thần từ các đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức ban cho làng. Mỗi ngày ông đón trung bình khoảng 100 khách và phải xây thêm hơn 10 phòng để đáp ứng nhu cầu ngủ lại đêm của du khách.
Ngoài ra, còn có nhà cổ Ông Kiệt, xây dựng từ năm 1838, một trong “cửu đại mỹ gia” (9 ngôi nhà đẹp nhất) ở Việt Nam, đã được tổ chức JICA (Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản) và Trường Đại học kiến trúc Nữ Chiêu Hoàng (Nhật Bản) đầu tư kỹ thuật và tài chính để trùng tu…
Đất châu thổ, cuối dòng Mekong sông rộng rạch dài ẩn giấu bao điều kỳ thú. Là thủ phủ lúa và con cá tra lẫy lừng thế giới; có đêm trăng khuyết cháy lòng với “Dạ cổ hoài lang” hay bay bổng nét tài hoa của đờn ca tài tử; chụp đìa bắt cá hoặc những món ăn đậm đà hương vị dân dã nguyên sơ Nam bộ…Vì sao mặt bến được ví như mặt tiền trên lộ? Nhà chữ đinh, nhà xếp đọi, nối đọi, sóc đọi…hình thù ra sao, loại cư dân nào sống trong đó? “Mắt thuyền” sông nước miền Tây có bao nhiêu loại?
“Chỉ homestay mới giúp trải nghiệm, nắm bắt sâu hơn nhịp sống, khát vọng sống đầy sáng tạo và mãnh liệt của vùng đất này”, có lần, ngỡ ngàng nhìn những chiếc xuồng câu bé nhỏ dập dềnh giữa mùa nước đổ mênh mông trắng xóa đầu nguồn An Giang, Simon Kapitza, nữ du khách người Đức chia sẻ.
Đúng hướng và bền vững
Hiện đang là thời của du lịch nông nghiệp. Ngay tại Mỹ, người nông dân cũng không thể trụ vững nếu không dựa vào các khoản thu nhập khác ngoài việc đồng áng. Bộ Nông nghiệp Mỹ ước tính có năm thu nhập từ nguồn chăn nuôi và trồng trọt của một hộ nông dân chỉ chiếm khoảng 13% tổng thu nhập. Phần lớn khoản thu nhập còn lại từ nguồn thu du lịch nông nghiệp (khoảng 24.300 USD/hộ/năm). Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Bến Tre “mạnh” nhất khu vực về du lịch homestay.
Hình thức xã hội hóa du lịch giúp gia chủ tận dụng lao động, nâng cao thu nhập (có hộ đạt hàng chục triệu đồng sau thuế/năm); có cơ hội giao lưu, kết bạn và giới thiệu về vùng đất, con người Việt Nam gần gũi, chân thật nhất; góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, kinh tế; xóa đói giảm nghèo; xuất khẩu nông sản tại chỗ thu ngoại tệ đóng góp tăng trưởng địa phương; nâng cao tính cộng đồng và bảo tồn văn hóa, di sản, làng nghề; bảo vệ môi trường sinh thái, giúp du lịch phát triển bền vững.
Tuy nhiên các hoạt động homestay đồng bằng vẫn còn nhỏ lẻ, theo kiểu tự phát, thiếu chuyên nghiệp, đầu tư chưa bài bản, trình độ nhân lực chưa được đảm bảo, dịch vụ bổ sung chưa nhiều… Những chuyến đi khảo sát, những lớp tập huấn nghiệp vụ, lớp học tiếng Anh cho nông dân xã Mỹ Long (Phong Điền – Cần Thơ) là điều rất cần thiết khi họ bước vào làm du lịch homestay.
Để tránh sự trùng lắp (đang là trăn trở của du lịch ĐBSCL) cần khai thác triệt để văn hóa bản địa, văn hóa gia đình để tạo ra sự khác biệt. Chính gia chủ sẽ tạo ra sự độc đáo, khác biệt từ cách sống, môi trường sống, gia phong, kỹ năng lao động, nghề truyền thống, phong tục tập quán, ẩm thực…
Homestay châu thổ “nặng” về khai thác tiềm năng sông nước miệt vườn nên thế mạnh của núi cao biển rộng Tây Nam bộ vẫn chưa được loại hình này chú ý tương xứng. Cái đích cuối cùng của homestay là sự trải nghiệm văn hóa. Nếu chỉ dừng ở “3 cùng”, sản phẩm sẽ dễ biến tướng thành du lịch vườn, nghỉ vườn, “ăn, nghỉ xong là dong”. Đây là khiếm khuyết khá rõ ở hầu hết các điểm homestay đồng bằng. Việc không hiểu biết hay không hiểu hết các giá trị văn hóa trong sản phẩm du lịch khiến khách hụt hẫng, giảm sự hấp dẫn, ưu thế cạnh tranh rất rõ rệt.
VŨ THỐNG NHẤT

Thứ sáu, 24/08/2012, 23:51 (GMT+7)

Homestay (nghỉ tại nhà dân) là loại hình du lịch đang phát triển khá mạnh ở các tỉnh thành ĐBSCL, được nhiều du khách quốc tế thích thú. Tuy nhiên, để nhân rộng và phát triển loại hình du lịch này, vẫn còn nhiều việc phải làm.

Tây ở nhà ta

Phà cập cù lao ông Hổ (TP Long Xuyên, tỉnh An Giang), những nhà bè nối nhau dập dềnh theo sóng. Đoàn khách theo chân hướng dẫn viên tỏa về các nhà dân. Bữa chiều tổ chức tiệc trong vườn sơri kéo dài đến tối. “Người ta đi du lịch nhận phòng còn mình… nhận giường”, anh bạn hóm hỉnh. 7 giường đơn và đôi xếp kề nhau nằm trọn bên trái căn nhà vách gỗ khá rộng của anh Nguyễn Phước Hoàng (Sáu Hoàng). Tắm rửa xong, cả chủ và khách ngồi bên chiếc bàn tròn tâm sự. Từ chuyện những cây sao cao hàng chục mét, thẳng băng quá nhiều ở đất này, chưa đến Trung thu lại lặt lá mai sớm, bàn thờ sao có những 3 tầng (thiên, địa, nhân), cải thiện giống cây, thiết kế lại vườn rồi vươn sang cả chuyện chiến sự quốc tế…

Du lịch Homestay ở cù lao Ông Hổ - An Giang, điểm đến hấp dẫn của du khách

Du lịch Homestay ở cù lao Ông Hổ - An Giang, điểm đến hấp dẫn của du khách

Anh Sáu Hoàng, người ốm, dáng vẻ hiền lành cho biết, nhà anh có 3 thế hệ 8 người cùng sống, tham gia kinh doanh homestay đã hơn 5 năm. Anh kể: “Gần đây, loại hình du lịch “3 cùng” với dân phát triển mạnh. Chủ yếu là khách nước ngoài và họ rất thích không khí trong lành, thoáng mát. Hơn nữa dân mình lại thân thiện, hiếu khách. Hầu hết gia chủ tận dụng không gian, người nhà sẵn có để tiện bề kinh doanh”.

Anh Sáu Hoàng kể tiếp, khách rất ngỡ ngàng khi chứng kiến trẻ em cắp sách đến trường nhiều đến vậy ở một đất nước từng trải qua chiến tranh, chia cắt. Đêm gió cù lao sông Hậu ùa vào hàng ba nơi khách ngủ, mát lạnh.

Trong khu vườn giăng mắc đầy võng của anh Ba Hùng tại cù lao An Bình (Long Hồ – Vĩnh Long), 3-4 thanh niên Pháp vừa ăn sáng xong trở về phòng. Đó là một phòng tập thể dành cho khoảng chục khách, vách lửng, giường cây ghế gỗ. 6 phòng đôi (2 người/phòng) cũng được dựng bằng vật liệu tại chỗ. Gia chủ nói, Vĩnh Long có hơn 20 điểm homestay, hầu hết tập trung ở cù lao này. Điểm của ông chỉ nhận khách từ các công ty lữ hành, mỗi ngày khoảng 40-50 khách với giá 15 USD/khách/ngày đêm; miễn phí ăn sáng, internet, xe đạp…

Cách đó không xa là điểm “Út Trinh”. Nắm bắt được xu hướng homestay sẽ phát triển nên hai vợ chồng nguyên là hướng dẫn viên du lịch này bỏ ra hơn 3 tỷ đồng xây mới hoàn toàn 7 phòng khách lớn nhỏ, vườn cây đa dạng với thanh long, bưởi, nhãn, chôm chôm…

Giá rẻ (chỉ từ 15 – 40 USD/người/ngày đêm tùy ở nhà cổ hay nhà vườn), gần gũi thiên nhiên, được hòa vào cuộc sống người dân khiến lượng khách homestay đổ về đồng bằng ngày càng cao. Nắm bắt cơ hội, các đơn vị lữ hành Sài Gòn Tourist, Vietravel, Fiditour, Bến Thành tour… đang triển khai khá mạnh loại hình này. Chỉ từ tháng 10-2010 đến cuối năm 2011, lượng khách homestay đến phường An Bình (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) tăng lên ít nhất 3%. Tại Vĩnh Long, năm 2010, số lượng khách nghỉ đêm tại các điểm homestay chiếm hơn 40% tổng số khách quốc tế và ngày càng gia tăng.

Trải nghiệm chiều sâu văn hóa

Ở cù lao An Bình có sản phẩm du lịch rất độc chiêu: nền nhà vẩy rồng. Nền đất mấp mô, nổi cục mà theo anh Nguyễn Văn Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch Vĩnh Long, giải thích: “Theo quan niệm dân gian, như vậy là ông bà cho con cháu hưởng lộc, gia chủ làm ăn hanh thông, phát tài. Trên 60% lượng khách đến vì sự độc đáo này”.

Từ thuở sơ khai, “Cái Bè Dinh” đã vang danh khắp Nam bộ. Ngày nay, Cái Bè (Tiền Giang) còn là điểm nhấn du lịch quan trọng trong vùng. Làng cổ Đông Hòa Hiệp thu hút du khách nhiều nhất bởi những kiến trúc cổ hàng trăm năm. Nhà cổ của ông Phan Văn Đức lưu giữ những bản sắc phong thần từ các đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức ban cho làng. Mỗi ngày ông đón trung bình khoảng 100 khách và phải xây thêm hơn 10 phòng để đáp ứng nhu cầu ngủ lại đêm của du khách.

Ngoài ra, còn có nhà cổ Ông Kiệt, xây dựng từ năm 1838, một trong “cửu đại mỹ gia” (9 ngôi nhà đẹp nhất) ở Việt Nam, đã được tổ chức JICA (Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản) và Trường Đại học kiến trúc Nữ Chiêu Hoàng (Nhật Bản) đầu tư kỹ thuật và tài chính để trùng tu…

Đất châu thổ, cuối dòng Mekong sông rộng rạch dài ẩn giấu bao điều kỳ thú. Là thủ phủ lúa và con cá tra lẫy lừng thế giới; có đêm trăng khuyết cháy lòng với “Dạ cổ hoài lang” hay bay bổng nét tài hoa của đờn ca tài tử; chụp đìa bắt cá hoặc những món ăn đậm đà hương vị dân dã nguyên sơ Nam bộ…Vì sao mặt bến được ví như mặt tiền trên lộ? Nhà chữ đinh, nhà xếp đọi, nối đọi, sóc đọi…hình thù ra sao, loại cư dân nào sống trong đó? “Mắt thuyền” sông nước miền Tây có bao nhiêu loại?

“Chỉ homestay mới giúp trải nghiệm, nắm bắt sâu hơn nhịp sống, khát vọng sống đầy sáng tạo và mãnh liệt của vùng đất này”, có lần, ngỡ ngàng nhìn những chiếc xuồng câu bé nhỏ dập dềnh giữa mùa nước đổ mênh mông trắng xóa đầu nguồn An Giang, Simon Kapitza, nữ du khách người Đức chia sẻ.

Đúng hướng và bền vững

Hiện đang là thời của du lịch nông nghiệp. Ngay tại Mỹ, người nông dân cũng không thể trụ vững nếu không dựa vào các khoản thu nhập khác ngoài việc đồng áng. Bộ Nông nghiệp Mỹ ước tính có năm thu nhập từ nguồn chăn nuôi và trồng trọt của một hộ nông dân chỉ chiếm khoảng 13% tổng thu nhập. Phần lớn khoản thu nhập còn lại từ nguồn thu du lịch nông nghiệp (khoảng 24.300 USD/hộ/năm). Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Bến Tre “mạnh” nhất khu vực về du lịch homestay.

Du khách thưởng thức trái cây miệt vườn

Du khách thưởng thức trái cây miệt vườn

Hình thức xã hội hóa du lịch giúp gia chủ tận dụng lao động, nâng cao thu nhập (có hộ đạt hàng chục triệu đồng sau thuế/năm); có cơ hội giao lưu, kết bạn và giới thiệu về vùng đất, con người Việt Nam gần gũi, chân thật nhất; góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, kinh tế; xóa đói giảm nghèo; xuất khẩu nông sản tại chỗ thu ngoại tệ đóng góp tăng trưởng địa phương; nâng cao tính cộng đồng và bảo tồn văn hóa, di sản, làng nghề; bảo vệ môi trường sinh thái, giúp du lịch phát triển bền vững.

Tuy nhiên các hoạt động homestay đồng bằng vẫn còn nhỏ lẻ, theo kiểu tự phát, thiếu chuyên nghiệp, đầu tư chưa bài bản, trình độ nhân lực chưa được đảm bảo, dịch vụ bổ sung chưa nhiều… Những chuyến đi khảo sát, những lớp tập huấn nghiệp vụ, lớp học tiếng Anh cho nông dân xã Mỹ Long (Phong Điền – Cần Thơ) là điều rất cần thiết khi họ bước vào làm du lịch homestay.

Để tránh sự trùng lắp (đang là trăn trở của du lịch ĐBSCL) cần khai thác triệt để văn hóa bản địa, văn hóa gia đình để tạo ra sự khác biệt. Chính gia chủ sẽ tạo ra sự độc đáo, khác biệt từ cách sống, môi trường sống, gia phong, kỹ năng lao động, nghề truyền thống, phong tục tập quán, ẩm thực…

Homestay châu thổ “nặng” về khai thác tiềm năng sông nước miệt vườn nên thế mạnh của núi cao biển rộng Tây Nam bộ vẫn chưa được loại hình này chú ý tương xứng. Cái đích cuối cùng của homestay là sự trải nghiệm văn hóa. Nếu chỉ dừng ở “3 cùng”, sản phẩm sẽ dễ biến tướng thành du lịch vườn, nghỉ vườn, “ăn, nghỉ xong là dong”. Đây là khiếm khuyết khá rõ ở hầu hết các điểm homestay đồng bằng. Việc không hiểu biết hay không hiểu hết các giá trị văn hóa trong sản phẩm du lịch khiến khách hụt hẫng, giảm sự hấp dẫn, ưu thế cạnh tranh rất rõ rệt.

VŨ THỐNG NHẤT


Link to full article

No comments:

Post a Comment