Với kiến trúc bằng đá độc đáo ở phần cổng cùng với những sáng tạo điêu khắc tượng phật tinh tế... chùa Đức Hạnh (Bình Phước) từng lập 2 kỷ lục Việt Nam và được nhiều người biết đến.
Chùa Đức Hạnh ở thôn Phước Sơn, xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước; được xây dựng từ năm 1969 do đồng bào từ miền Trung vào sinh sống, lập nghiệp.
Chùa Đức Hạnh ở thôn Phước Sơn, xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước; được xây dựng từ năm 1969 do đồng bào từ miền Trung vào sinh sống, lập nghiệp.
Cổng chùa Đức Hạnh. Ảnh: Vietkings.
Hiện, với cổng tam quan và đài Quan Thế Âm bằng đá tảng, chùa Đức Hạnh tạo nên ấn tượng sâu sắc trong lòng của các Phật tử bởi thiết kế đặc biệt của nó. Cổng chùa được kết cấu bằng 8 thanh đá khối được ráp vào nhau bằng mộng (như gỗ), cao 5m, rộng 10m. 8 thanh đá này là loại đá khối tự nhiên (đá Iolite nguyên thủy).
Ở thanh đá nằm ngang trên cùng, mặt trước khắc dòng chữ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, mặt sau Phật lịch 2552. Thanh này dài 3m, rộng 0,6m, nặng gần 4 tấn. Thanh nằm ngang thứ 2, mặt trước khắc dòng chữ Chùa Đức Hạnh, mặt sau khắc chữ Phước Huệ song tự. Thanh này có chiều dài và rộng bằng thanh thứ nhất nhưng trọng lượng gấp đôi. Tiếp đó là hai thanh đá trụ, mỗi thanh cao 4,7m, rộng 0,8m, nặng trên 7 tấn.
Ở hai cổng phụ, mỗi cổng cao 2,3m, rộng lòng 1,7m, gồm 4 thanh đá trụ, mỗi thanh cao 2,3m, rộng 0,7m, nặng trên 5 tấn. Các thanh đá trụ ở đây đều có khắc câu đối ở 2 mặt (ngoài và trong).
Đài Quan Thế Âm tại chùa Đức Hạnh. Ảnh: Vietkings.
Đài Quan Thế Âm tại chùa Đức Hạnh được làm từ đá trắng Đà Nẵng. Đài cao 3,2m, nặng gần 4 tấn đặt trên bệ trụ là 1 thanh đá (giống loại đá làm cổng Tam quan), cao 3m (chôn dưới lòng đất 1,7m), đường kính 80cm, nặng gần 3 tấn. Bệ thờ là 1 khối đá cao 0,8m, đường kính 1m, nặng trên 2 tấn. Trên thân bệ khắc bánh xe "Chuyển pháp luân".
Để các khối đá được đứng vững và bảo đảm độ an toàn cao, những người thi công phải chôn sâu hơn 1,5-2m, dưới chân được cố định bằng bê tông và đá hộc rất chắc chắn.
Theo đại đức Thích Minh Hậu, trụ trì chùa Đức Hạnh, nguyên liệu đá tự nhiên mà chùa sử dụng được phát hiện và khai thác ở một địa điểm cách chùa 3km. Cũng theo vì Đại đức này, do tình cờ nhìn thấy các công trình được xây dựng bằng đá (thực chất là giả đá) ở Suối Tiên, ông đã nảy ra ý tưởng làm cổng chùa bằng loại chất liệu này để tạo nét độc đáo, đặc trưng trong kiến trúc của chùa. Việc chùa được công nhận kỷ lục Việt Nam là hoàn toàn ngẫu nhiên chứ không phải do tính toán trước.
Không chỉ là ngôi chùa có cổng tam quan bằng đá nặng nhất, chùa Đức Hạnh còn được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (Vietkings) công nhận là ngôi chùa có bộ tượng thờ và các vật dụng thờ cúng, làm hoàn toàn từ gỗ, độc đáo nhất. Trong số bộ thờ cúng này có 9 pho tượng Phật, 3 bệ thờ Phật, 3 lư hương, hai bàn thờ, mõ, chân đèn... Các loại gỗ này ở dạng gốc cây đã qua khai thác được chùa tận dụng, chạm trổ rất công phu, tinh xảo mang giá trị nghệ thuật cao. Cụ thể như pho tượng Phật Bổn Sư Thích Ca cao 2,2m, rộng 1,4m, nặng 400kg được làm từ gỗ mít nài (mít rừng); cặp chân đèn cao 1m được làm bằng gỗ mít chạm khắc rất công phu, tinh xảo...
Link to full article
No comments:
Post a Comment