Đến đền Gióng để rời xã khói bụi đô thành, để thưởng thức vẻ đẹp nơi thôn dã, nghiêng mình trước những công trình kiến trúc thách thức với thời gian. Và hơn hết, để ôn lại những câu chuyện truyền thuyết, trang vàng lịch sử.
Là người Việt Nam chắc ai cũng biết đến Gióng, cậu bé sau ba năm đã vụt lớn để trở thành người anh hùng vung gậy sắt, nhổ từng khóm tre đánh giặc. Nhưng không nhiều người trong chúng ta biết đến ngôi đền được xây dựng tại chính mảnh đất cậu bé ấy sinh ra (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) và những phát hiện mới nhất đằng sau người anh hùng dân tộc này.
Thoát khỏi đường dẫn cầu Thanh Trì đầy khó bụi, cứ nhằm thẳng hướng cầu mà đi khoảng 10 cây số, chúng tôi đã đến xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm.
Vẫn còn lưu giữ được những nét đặc trưng vốn có của làng quê Việt, đi cùng những vòng xe là những lũy tre chạy dài theo sườn đê, những chiếc xe ngựa chất đầy rơm rạ...
Đền Gióng nằm trên một khu đất đẹp, tương truyền được xây dựng chính trên nền ngôi nhà cũ nơi Gióng sinh ra. Trước đây, nơi này chỉ là một thảo am nhưng vua Lý Thái Tổ khi dời đô ra Thăng Long đã cho xây dựng thành một ngôi đền khang trang. Trải qua nhiều lần trùng tu, ngôi đền hiện tại chủ yếu là những mảnh ghép của những công trình thời Lý, thời Lê Trung Hưng, thời nhà Nguyễn và có cả những phần mang màu sắc đương đại.
Trước đền có thủy đình nằm trong hồ bán nguyệt, được xây dựng từ thời Lý. Trải qua gần 1.000 năm nhưng những nét chạm trổ tài hoa trên gỗ vẫn còn gần như nguyên vẹn. Hằng năm thủy đình vẫn đứng đó lặng nghe những liền anh liền chị hát giao duyên trong ngày lễ hội (9-4 âm lịch).
Cổng đền được xây dựng bằng gạch, đến nay đã được 109 năm. Phía sau cổng là nhà tám mái (đúng ra là có hai tầng, mỗi tầng 4 mái), khá giống với nhà tám mái trước chùa Láng vì cũng được xây dựng từ thời Lý.
Nhìn từ phía ngoài thì nhà tám mái không lớn, nhưng nếu có một ống kính góc rộng, nằm ngửa ra giữa nhà mà chụp thì chắc chắn bạn sẽ thấy rõ sự kỳ vĩ của nó. Dưới mỗi góc độ lại hiện ra một hình thù rất khác.
Sau nhà tám mái là nhà tiền tế, là nơi để thực hiện các nghi lễ. Tại đây, du khách có thể dễ dàng nhận thấy sự chênh lệch “tuổi tác” khi bên trên những cột gỗ có từ thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17) là những bức hoành phi ghi lại những lời nói của Bác Hồ, những vần thơ Tố Hữu.
Ấn tượng nhất trong đền là cắp chiêng trống có đường kính lên tới 1,2m với độ lớn tương đương chiếc trống đại được trưng bày tại lễ hội hoa vừa rồi. Vào mùa lễ hội, tiếng trống, tiếng chiêng rền vang sẽ làm không khí thêm phần hào hùng trong những hoạt cảnh tái diễn trận chiến anh hùng của Thánh Gióng.
Với mỗi ngôi đền thì phần quan trọng nhất bao giờ cũng là hậu cung, đền Gióng cũng vậy. Đây là nơi đặt bức tượng Gióng cao hơn 2m, được tạc từ cách đây trên 100 năm. Bên cạnh có hai hàng tượng gồm 6 quan văn võ, 2 người hầu đứng, 2 phỗng quỳ và 4 lính hầu.
Nghiêng mình trước những công trình kiến trúc thách thức với thời gian. Cảnh vật yên bình mà trong, tôi như có tiếng trống thúc quân ra trận.
Đi để cảm nhận, đi để học, để thấy mình lớn hơn. Vậy còn chần chừ gì nữa mà không xách balô lên đường, đền Gióng cách trung tâm Hà Nội chưa đầy nửa tiếng đi xe máy.
Là người Việt Nam chắc ai cũng biết đến Gióng, cậu bé sau ba năm đã vụt lớn để trở thành người anh hùng vung gậy sắt, nhổ từng khóm tre đánh giặc. Nhưng không nhiều người trong chúng ta biết đến ngôi đền được xây dựng tại chính mảnh đất cậu bé ấy sinh ra (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) và những phát hiện mới nhất đằng sau người anh hùng dân tộc này.
Thủy đình và cổng đền Gióng nhìn từ trên đê
Thoát khỏi đường dẫn cầu Thanh Trì đầy khó bụi, cứ nhằm thẳng hướng cầu mà đi khoảng 10 cây số, chúng tôi đã đến xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm.
Vẫn còn lưu giữ được những nét đặc trưng vốn có của làng quê Việt, đi cùng những vòng xe là những lũy tre chạy dài theo sườn đê, những chiếc xe ngựa chất đầy rơm rạ...
Cổng đền được xây dựng cách đây 109 năm
Đền Gióng nằm trên một khu đất đẹp, tương truyền được xây dựng chính trên nền ngôi nhà cũ nơi Gióng sinh ra. Trước đây, nơi này chỉ là một thảo am nhưng vua Lý Thái Tổ khi dời đô ra Thăng Long đã cho xây dựng thành một ngôi đền khang trang. Trải qua nhiều lần trùng tu, ngôi đền hiện tại chủ yếu là những mảnh ghép của những công trình thời Lý, thời Lê Trung Hưng, thời nhà Nguyễn và có cả những phần mang màu sắc đương đại.
Trước đền có thủy đình nằm trong hồ bán nguyệt, được xây dựng từ thời Lý. Trải qua gần 1.000 năm nhưng những nét chạm trổ tài hoa trên gỗ vẫn còn gần như nguyên vẹn. Hằng năm thủy đình vẫn đứng đó lặng nghe những liền anh liền chị hát giao duyên trong ngày lễ hội (9-4 âm lịch).
Toàn cảnh chùa Kiến Sơ, công trình gắn liền với đền Gióng, nơi thờ tam đạo (Nho, Phật, Đạo)
Cổng đền được xây dựng bằng gạch, đến nay đã được 109 năm. Phía sau cổng là nhà tám mái (đúng ra là có hai tầng, mỗi tầng 4 mái), khá giống với nhà tám mái trước chùa Láng vì cũng được xây dựng từ thời Lý.
Nhìn từ phía ngoài thì nhà tám mái không lớn, nhưng nếu có một ống kính góc rộng, nằm ngửa ra giữa nhà mà chụp thì chắc chắn bạn sẽ thấy rõ sự kỳ vĩ của nó. Dưới mỗi góc độ lại hiện ra một hình thù rất khác.
Giếng cổ trong đền Gióng
Sau nhà tám mái là nhà tiền tế, là nơi để thực hiện các nghi lễ. Tại đây, du khách có thể dễ dàng nhận thấy sự chênh lệch “tuổi tác” khi bên trên những cột gỗ có từ thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17) là những bức hoành phi ghi lại những lời nói của Bác Hồ, những vần thơ Tố Hữu.
Ấn tượng nhất trong đền là cắp chiêng trống có đường kính lên tới 1,2m với độ lớn tương đương chiếc trống đại được trưng bày tại lễ hội hoa vừa rồi. Vào mùa lễ hội, tiếng trống, tiếng chiêng rền vang sẽ làm không khí thêm phần hào hùng trong những hoạt cảnh tái diễn trận chiến anh hùng của Thánh Gióng.
Với mỗi ngôi đền thì phần quan trọng nhất bao giờ cũng là hậu cung, đền Gióng cũng vậy. Đây là nơi đặt bức tượng Gióng cao hơn 2m, được tạc từ cách đây trên 100 năm. Bên cạnh có hai hàng tượng gồm 6 quan văn võ, 2 người hầu đứng, 2 phỗng quỳ và 4 lính hầu.
Chiếc chiêng và trống có đường kính tới 1,2m
Nhà tiền tế được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17)
Nhà tám mái
Nghiêng mình trước những công trình kiến trúc thách thức với thời gian. Cảnh vật yên bình mà trong, tôi như có tiếng trống thúc quân ra trận.
Đi để cảm nhận, đi để học, để thấy mình lớn hơn. Vậy còn chần chừ gì nữa mà không xách balô lên đường, đền Gióng cách trung tâm Hà Nội chưa đầy nửa tiếng đi xe máy.
VIỆT HÙNG - TIẾN THÀNH
Link to full article
No comments:
Post a Comment